Giống như tất cả các công ty khác dù lớn hay nhỏ, tập đoàn Honda cùng khởi đầu với một quyết định và mong ước thiết tha là tạo ra được thành quả to lớn.
Năm 1938, khi đang còn là sinh viên, Honda đã mang bán tất cả những thứ mình có để đầu tư vào một xưởng sản xuất nhỏ, chính tại đây ông bắt đầu phát triển khái niệm về bạc pittông. Ông mong muốn bán sản phẩm nghiên cứu của mình cho Tập đoàn Toyota nên ông làm việc cả ngày lẫn đêm, đến nỗi dầu mỡ luôn dính lên khuỷu tay của ông, ông thường xuyên ngủ lại trong xưởng máy, và luôn luôn tin rằng mình sẽ đạt được thành quả gì đó. Thậm chí ông còn đem cầm đồ trang sức của vợ để có thể tiếp tục nghiên cứu.
Cuối cùng, ông cũng hoàn thành những chiếc bạc pittông của mình, nhưng khi ông mang chúng đến Toyota chào hàng thì họ trả lời rằng sản phẩm của ông không đáp ứng được tiêu chuẩn của Toyota, ông ở lại trường đại học thêm hai năm; tại đây, ông thường xuyên phải nhận những nụ cười chế nhạo của trợ giáo và các bạn đồng môn khi họ xem bản thiết kế của ông ngu xuẩn đến mức nào.
Nhưng thay vì chú ý vào nỗi đau của thất bại đã qua, ông quyết định tiếp tục tập trung vào mục tiêu của mình. Cuối cùng, hai năm sau, Toyota đã ký với Soichiro Honda một hợp đồng ông vẫn hằng mơ. Niềm đam mê và niềm tin của ông đã được đền đáp xứng đáng vì ông biết mình muốn gì, ông đã hành động để hiện thực hoá ước muốn, chú ý xem xét quá trình thực hiện và thay đổi phương pháp cho đến khi ông đạt được những gì ông muốn. Sau đó, một vấn đề mới xuất hiện.
Chính phủ Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị cho chiến tranh, và họ từ chối cung cấp số ximăng cần thiết để ông xây dựng công ty. Ông đã từ bỏ tại đây? Không, ông chỉ than vãn mọi chuyện thật bất công? Có phải với ông điều này có nghĩa là giấc mơ của ông đã chết? Tuyệt đối là không. Một lần nữa ông quyết định sử dụng những kinh nghiệm đã có và phát triển một chiến lược khác, ông và nhóm của mình đã phát minh ra quy trình sản xuất bê tông của riêng mình, và sau đó xây dựng công ty của họ.
Trong suốt chiến tranh, công ty bị đánh bom hai lần, và phần lớn cơ sở sản xuất của công ty bị phá huỷ. Honda đã phản ứng thế nào? Ngay lập tức, ông tập hợp nhóm của mình lại và cùng đi nhặt những thùng xăng thừa do binh lính Mỹ bỏ lại. ông gọi chúng là “món quà của tổng thống Truman” vì chúng cung cấp cho ông nguồn nguyên liệu thô (nguyên liệu rất khan hiếm ở Nhật lúc đó) cần thiết cho quá trình sản xuất của công ty. Cuối cùng, sau khi vượt qua được tất cả những khó khăn đó, một trận động đất đã san bằng công ty của ông. Honda quyết định bán cho Toyota quy trình hoạt động của pittông.
Rõ ràng đây là người đã đưa ra những quyết định dứt khoát để thành công, ông có một niềm đam mê và tin tưởng vào những gì ông đang làm, ông hành động một cách nghiêm túc, ông thay đổi phương pháp của mình cho đến khi đạt được kết quả mong muốn, nhưng vẫn không đạt được thành quả mà ông đang tận tâm thực hiện. Tuy nhiên, ông luôn tự nhủ rằng mình cần phải kiên nhẫn. Sau chiến tranh, Nhật Bản thiếu xăng dầu khủng khiếp; thậm chí Honda còn không thể lái xe đi mua thực phẩm cho gia đình mình.
Cuối cùng, trong tuyệt vọng, ông đã gắn một chiếc động cơ nhỏ vào xe đạp của mình. Sau đó, hàng xóm đã hỏi ông rằng liệu ông có thể làm một cái “xe đạp được động cơ hoá” như vậy cho họ được không. Lần lượt người nọ nối người kia chen lấn, xô đẩy nhau trước nhà ông cho đến khi ông “tuôn ra” động cơ cho họ. Ông quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất động cơ cho phát minh mới của mình, nhưng thật không may: ông không có vốn. Cũng như trước đó, ông tự nhủ rằng bất kể đó là chuyện gì ông cũng phải tìm ra cách giải quyết. Giải pháp của ông là kêu gọi ủng hộ của 18.000 chủ cửa hàng xe đạp ở Nhật bằng cách gửi cho mỗi người một lá thư. Trong đó, ông giải thích với họ rằng bằng cách nào họ có thể góp một phần vào quá trình tái sinh nước Nhật qua việc ủng hộ phát minh mới và ưu việt của ông. Cuối cùng, ông đã thuyết phục được 5.000 người trong số đó cho ông vay số vốn cần thiết. Vẫn còn một vấn đề, loại xe mô tô hạng nhẹ còn quá to và cồng kềnh. Vì vậy, ông đã thực hiện bước cải tiến cuối cùng và tạo ra một phiên bản xe mô tô hạng nhẹ mới nhẹ hơn và có kích cỡ nhỏ hơn. ông đặt tên thánh cho chiếc xe là Super Cub (Siêu cúp), và nó đã trở thành một thành công “bất ngờ”, mang tới cho ông Giải thưởng Hoàng đế.
Sau đó, ông bắt đầu xuất khẩu sản phẩm của mình sang một số nước châu Âu mới phát triển và Mỹ, và từ những năm 70 ông bắt đầu xuất khẩu ô tô (lúc đó đã trở nên khá phổ biến). Ngày nay, Tập đoàn Honda có hơn 100.000 nhân viên ở cả Mỹ và Nhật Bản; Honda cũng là một trong những đế chế sản xuất xe ô tô lớn nhất ở Nhật Bản, bán chạy hơn tất cả các hãng khác trừ Toyota ở Mỹ. Công ty thành công vì có một người hiểu rõ sức mạnh của những quyết định thực sự dứt khoát được đưa ra phù hợp, đúng lúc, bất chấp hoàn cảnh, trên một cơ sở liên tục.
Bài học rút ra từ thành công của tập đoàn Honda
1. Bạn xác định rõ ràng điều bạn thực sự mong muốn đạt được.
2. Bạn sẵn sàng hành động một cách nghiêm túc.
3. Bạn chú ý xem xét việc mình đang làm có tốt hay không.
4. Bạn tiếp tục thay đổi phương pháp thực hiện cho đến khi bạn đạt được những gì bạn mong muốn, và trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình, bạn cần tận dụng bất cứ thứ gì cuộc đời mang đến cho bạn.